Nhà Thanh có chàng thanh niên ở Đông Sơn lên kinh thành ứng thí. Chàng trai bé nhỏ với hình hài kỳ dị chính là Lưu Dung, tuy mang tấm lưng gù, nhưng bên trong là một tấm lòng trong sáng và trí tuệ hơn người. Yêu nước, thương dân, thanh liêm lại có tài văn chương thơ phú nên dần dần Lưu Dung được thăng đến chức tể tướng. Trái ngược với ông là đại gian thần Hoà Thân luôn tìm cách vơ vét cho mình và lấy lòng Hoàng thượng. Cuộc đối đầu giữa Lưu Dung và Hoà Thân đã làm nảy sinh nhiều tình huống cười ra nước mắt…
Tể tướng Lưu Gù được viết dưới dạng dã sử, có chọn lựa, với lối nhìn dân gian, sâu sắc, hóm hỉnh, chửi vua quan xưa với những tuyệt chiêu. Hai nhân vật đại diện cho hai phái, thực học, trung nghĩa và gian manh xu nịnh.
Đôi điều về Lưu Dung – Tể tướng Lưu Gù
Lưu Dung quê ở thôn Bàng Qua Trang, trấn Chú Câu (nay là thị xã Cao Mật), Như Thành, Sơn Đông, Trung Quốc. Ông là con trai của Lưu Thống Huân. Năm Càn Long thứ 16 (1751), ông đỗ tiến sĩ. Ông làm đến chức Nội các đại học sĩ và nổi tiếng về tài thư pháp. Tương truyền, ông có một cái bướu ở lưng. Vì thế, dân gian gọi ông Lưu La Oa.
Lưu Dung (Lưu Gù) tên chữ là Sùng Như, hiệu là Thạch Am, người ở Chư Thành, Sơn Đông, ông sinh năm thứ 58 Khang Hy, tức năm 1719 công nguyên, mất vào năm thứ 9 Gia Khánh, tức năm 1805 công nguyên, hưởng thọ 86 tuổi. Ông sinh ra trong gia đình có học, đỗ tiến sĩ năm 32 tuổi. Sau khi đỗ tiến sĩ thì làm quan địa phương ở nhiều tỉnh, và sau này giữ chức quan cao nhất là Đại học sĩ Thể Nhân các, Thái tử Thái bảo. Ông không những là nhà chính trị nổi tiếng, mà còn là nhà thư pháp và nhà thơ, thư pháp của ông đường nét rắn khỏe, nét bút có hồn đẹp mắt và độc đáo, trở thành phong cách rất riêng của mình và nổi tiếng thiên hạ. Giống như trong phim Lưu Dung là một học giả lớn, học rộng, uyên thâm. Sống qua 4 đời vua Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, và Gia Khánh. Nhưng cũng nói thêm là, chi tiết Lưu Dung gù, không phải là bị tật từ nhỏ mà đến năm 40 tuổi ông mới bị gù. Và chính Kỷ Hiểu Lam đã đặt cho ông biệt hiệu là Lưu la oa tử nghĩa Lưu lưng gù. Suốt đời Lưu Dung sống giản dị, luôn lo nghĩ cho lợi ích của dân, cho nên được nhân dân kính mến, ông không tham ô một xu một đồng hay bất cứ một vật gì. Khi chỉ dẫn dân đắp đê xây cầu, bao giờ ông cũng ở vị trí đứng mũi chịu sào. Ông ăn mặc đơn sơ giản dị, ăn ngô khoai sắn với dân. Ông thích nhất là món bánh tráng rán cuốn hành. Năm thứ 16 Càn Long, Lưu Dung đỗ Tiến sĩ, từng làm chức Lễ bộ Thượng Thư, Thể Nhân các đại học sĩ. Ông có rất nhiều tác phẩm thư pháp nổi tiếng.