Phân tích bài thơ “Bến đò xuân đầu trại” của Nguyễn Trãi

Áng văn chương Việt Nam là một kho tàng đồ sộ với nhiều bài thơ, truyện hay để đời. Dù thời gian đã qua đi, nhưng dư âm vẫn còn đó. Chúng ta có thể kể đến Nguyễn Trãi – một nhà thơ tiêu biểu đóng góp cho sự nghiệp văn học nước nhà. Sau đây, mời các em tìm hiểu bài viết “Phân tích bài thơ “Bến đò xuân đầu trại” của ông để thấy được cái hay từ hình thức đến nội dung.

Dàn ý Phân tích bài thơ “Bến đò xuân đầu trại”

Mở bài

– Nhận xét của Xuân Diệu về thơ Nguyễn Trãi.

– Phân tích bài thơ “Bến đò xuân đầu trại”.

Thân bài

– Giới thiệu chung: Hoàn cảnh ra đời, thể thơ, nội dung chính của bài thơ.

– Phân tích:

+ Câu 1: miêu tả sắc xanh của cỏ trong tiết trời xuân.

+ Câu 2: sự vận động của mùa xuân.

+ Câu 3: khung cảnh thưa vắng khách ở bến đò.

+ Câu 4: chiếc thuyền cô đơn nằm ngủ trên bãi cát.

– Cảm nhận:

+ Thành công của Nguyễn Trãi về nghệ thuật lẫn nội dung.

+ Khơi gợi lên tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước.

Kết bài

– Tổng kết vấn đề: Bài thơ đã thể hiện được cái tài và cái tâm làm nghệ thuật của tác giả.

Phân tích bài thơ “Bến đò xuân đầu trại”

Phân tích bài thơ “Bến đò xuân đầu trại”

Xuân Diệu từng nhận xét về thơ của Nguyễn Trãi rằng “Trán thi sĩ vượt mây nhưng ruột thơ vẫn cháy lên ngọn lửa đời rất ấm”. Quả thật, thơ Nguyễn Trãi từ xưa đến nay không ai có thể cưỡng nổi lòng mình mà hết lòng khen ngợi. Đến với bài thơ “Bến đò xuân đầu trại” do ông chắp tay bằng chữ Hán đã để lại dấu ấn khó phai.

“Độ đầu xuân thảo lục như yên

Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên.

Dã kính hoang lương hành khách thiểu,

Cô châu trấn nhật các sa miên”.

“Bến đò xuân đầu trại” viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, được rút trong tập “Ức Trai thi tập” miêu tả khung cảnh mưa mùa xuân trên bến đò đầu trại. Trong những ngày tháng sống ở Côn Sơn, tức cảnh sinh tình, Nguyễn Trãi đã không kìm được mà “nở hoa trên trang giấy”.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ viết:

“Độ đầu xuân thảo lục như yên”

(Dịch: Cỏ xuân ở đầu bến đò xanh như khói)

Màu xanh của cỏ được hiện lên. Một màu xanh mơn mởn, căng tràn sức sống. Sắc xanh vào mùa xuân càng khiến trái tim người ta thêm phần háo hức. Thế nhưng, thảm cỏ đấy lại được nhà thơ ví “như yên”. Rõ ràng, màu xanh ở đây đã bị trộn lẫn bởi đám sương khói mờ mờ ảo ảo. Nó như thoắt ẩn thoát hiện, có cái gì đấy rõ nét nhưng có khi thì không. Trong làn sương chuyển dịch nhẹ nhàng lướt vào cỏ xanh, Nguyễn Trãi đã chú ý đến. Sự khác biệt của ông so với những nhà thơ khác ở chỗ, là người luôn tìm được cái cảm hứng trong ti tỉ những điều nhỏ nhặt, thậm chí là hiện tượng người ta lãng quên. Phép so sánh phần nào làm nổi bật được màu xanh trên nền sương khói xám trắng mơ hồ.

“Xuân vũ thiên lai thủy phách thiên.”

(Dịch: Lại thêm có mưa xuân nước vỗ vào nền trời)

Mùa xuân đến, kéo theo những đợt mưa phùn lất phất. Ở đây, với Nguyễn Trãi, ông có cái nhìn hết sức mới lạ khi dùng “thủy phách thiên”. Đó là sự vận động của mùa xuân. Trên bến sông vào độ xuân ấy, những giọt mưa thả nhẹ lên mặt nước uyển chuyển và nhẹ nhàng. Mưa không chỉ chạm vào mặt nước vốn tĩnh lặng mà nó còn tưới mát thảm cỏ trên mặt đất vốn đã xanh mởn nay còn xanh hơn.

“Dã kính hoang lương hành khách thiểu,”

(Dịch: Đường ngoài nội vắng teo ít người đi lại)

Câu thơ thứ ba trong bài là câu thơ tả thực, chuyển dịch từ cảnh vật thiên nhiên sang khung cảnh con người. Trên con đường đồng nội, những tưởng nhộn nhịp hóa ra chỉ là “thưa”. Bến đò hiu quạnh, lác đác vài người. Từ “quạnh” nhấn mạnh sự yên tĩnh đến thê lương.

“Cô châu trấn nhật các sa miên.”

(Dịch thơ: Chiếc thuyền đơn côi suốt ngày gối đầu lên bãi cát ngủ say)

Có lẽ, đây là câu thần của bài thơ. Cảnh xuân ở bến đò đẹp đến nhường nào thì cảnh người lại khiến chúng ta khoác lên nỗi đượm buồn. Chiếc thuyền đơn côi tĩnh lặng trên mặt nước không vị khách “ghé thăm”. Vì thế mà chiếc thuyền này đã “gối đầu” lên bãi cát mơ màng ngủ cũng bởi tiết trời mưa. Hình ảnh vừa thi vị vừa thơ mộng.

Phân tích bài thơ “Bến đò xuân đầu trại”

Bằng tài năng của mình, Nguyễn Trãi viết nên bài thơ để đời. Thơ là tiếng lòng. Bởi nếu không xuất phát từ một trái tim chân thành, muốn được viết, được chép, được ghi lại khoảnh khắc này thì làm sao có một bài thơ hay thế này. Việc sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa khiến cảnh và người trở nên hài hòa, lắng đọng. Bài thơ thành công diễn tả được bức tranh xuân yên bình, và ẩn chứa sau đó là một tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước.

Như vậy, qua bai thơ “Bến đò xuân đầu trại”, nhà thơ Nguyễn Trãi đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc về cảnh mưa ngày xuân dạt dào tình cảm.

———————————-

Trên đây là bài viết “Phân tích bài thơ “Bến đò xuân đầu trại”. Hi vọng, bài viết trên của Sachvui.com.vn sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Chúc các em học tốt môn Văn!

Bài viết liên quan