25 năm kể từ khi được xuất bản, cuốn sách “Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới” vẫn là một tác phẩm kinh điển bởi trước Peter F. Drucker hiếm có những phân tích thực sự về đề tài này.
Làm thế nào một doanh nhân có thể tìm thấy cơ hội đổi mới? Điều gì nên hay không nên khi phát triển một ý tưởng thành một doanh nghiệp hay một dịch vụ khả thi? Đâu là những cái bẫy, rào cản, và các sai lầm thường gặp?
Tất cả các câu hỏi hóc búa trên sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ trong cuốn “Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới” của Peter F. Drucker.
Cuốn sách này thiên về thực hành chứ không chỉ đơn thuần hướng dẫn theo kiểu lý thuyết suông thường thấy của giới học thuật. Nó trả lời những câu hỏi cái gì, khi nào và tại sao – được đặt ra đối với các khái niệm hữu hình như các chính sách và quyết định; cơ hội và rủi ro; cấu trúc và chiến lược; vấn đề tuyển dụng, tiền thưởng và tiền bồi thường. Bạn sẽ rút ra nhiều điều bổ ích và thú vị khi đọc tác phẩm kinh điển này nếu muốn tạo dựng một doanh nghiệp cho riêng mình.
Các chuyên gia kinh tế và giới học thuật xem Peter F. Drucker là cha đẻ của ngành Quản trị Kinh doanh hiện đại. Những đóng góp của ông được đánh giá rất cao, tạp chí Financial Times đã bình chọn ông là một trong bốn ‘nhà quản lý bậc thầy của mọi thời đại’ (cùng với Jack Welch, Philip Kotler và Bill Gates).
Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới được chia làm ba đề mục chính: Nghiệp vụ Đổi mới, Nghiệp vụ Khởi nghiệp, Chiến lược Khởi nghiệp. Mỗi đề mục đóng một vai trò riêng trong quá trình đổi mới và khởi nghiệp hơn là một khâu trong đó.
Hầu hết mọi người đều liên tưởng sự đổi mới như một “sáng kiến”, giống như sự ra đời của khóa kéo quần áo hay bút bi. Nhưng Drucker chỉ ra rằng hiếm có một trong số năm trăm “sáng kiến” như vậy có thể tự trang trải chi phí cho sự phát triển của mình.
Tự bản thân sáng kiến không mang lại nhiều giá trị. Chỉ khi sáng kiến đáp ứng đúng nhu cầu thị trường thông qua chất xúc tác là việc điều hành quản lý kinh doanh bạn mới có thể tạo ra những thứ có giá trị to lớn.
Sáng kiến không chỉ đơn thuần là những tiến bộ kỹ thuật, bởi nó “… có tác động trong nền kinh tế và xã hội” – là cái thay đổi cách thức làm việc của con người. Sự đổi mới thực sự phải luôn hướng đến người sử dụng cuối cùng.
Ví dụ như, De Havilland, một công ty Anh chuyên sản xuất máy bay chở khách đầu tiên nhưng Boeing và Douglas mới giữ vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp này bởi họ đã tìm ra những phương thức để cung cấp nguồn tài chính cho các hãng hàng không mua sắm những máy bay đắt tiền đó.
Dupont không chỉ sáng lập ra Nylon mà còn tạo nên thị trường cho sản phẩm của hàng mình trong lĩnh vực hàng dệt kim và quần áo lót cho phụ nữ hay lốp xe ô tô. Những nhà sáng chế phải xác định được thị trường và hệ thống phân phối sản phẩm của mình, hoặc thị trường của họ sẽ bị chiếm lĩnh.
Sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của “kẻ ngốc”
Khi tiếp thu những đổi mới, những kiến thức cũ thường không đúng. Vị vua nước Phổ (của Đức trước đây) đã đoán trước sự thất bại của đường sắt bởi ông khẳng định rằng: “không ai trả nhiều tiền để đi từ Berlin đến Postdam trong một giờ khi anh ta có thể cưỡi ngựa đi trong một ngày và không mất một đồng nào”.
Không ai kì vọng người dân ở các nước nghèo sẽ mua vô tuyến vì chúng có giá cao. Nhưng các chuyên gia đã đánh giá sai ước mong của những con người sống ở làng quê được mở cánh cửa bước ra thế giới rộng lớn hơn, và dù sao đi nữa họ cũng tìm cách để mua TV.
Bạn không thể điều tra thị trường về phản ứng của khách hàng với những thứ chưa từng tồn tại. Trong trường hợp này, sự đổi mới sẽ luôn gặp rủi ro nhưng sẽ ít mạo hiểm hơn khi bạn (nếu bạn) biết sáng chế của mình sẽ được ai sử dụng và sử dụng như thế nào.
Drucker thấy rằng, những đột phá xuất sắc thường rất tập trung, không nên cố gắng làm quá nhiều thứ mà chỉ cần làm nên một sản phẩm xuất sắc. Nó không cần quá phức tạp và một kẻ ngốc cũng có thể sử dụng được. Rồi người ta sẽ tự hỏi “tại sao sản phẩm này chưa từng đươc làm ra từ trước nhỉ?”
Nhà kinh tế học David Ricardo đã từng nói, “Lợi nhuận không được tạo nên từ trí thông minh khác biệt mà là sự ngu ngốc một cách khác thường”. Ông ám chỉ rằng đa số các sản phẩm hay dịch vụ thành công đều cho phép người sử dụng nó mà không cần phải nghĩ.
Chúng sẽ giúp con người tiết kiệm công sức, tiền bạc và thời gian. Một ví dụ tiêu biểu đó là dao cạo dùng một lần được phát triển bởi Ông vua Gillette. Trước đó, cạo râu là một công việc tốn thời gian và khó khăn tốt nhất là bạn nên ra tiệm nếu bạn có đủ điều kiện thực hiện.
Drucker viết rằng: “Chính những người tự đặt câu hỏi: khách hàng thực sự mua cái gì? sẽ chiến thắng cuộc đua. Thực tế, đây không phải một cuộc đua vì không có ai tham gia chạy đua cả”. Mọi người không mua sản phẩm, mà mua những gì sản phẩm đó mang đến cho họ. Mục đích của đổi mới là đem đến sự thỏa mãn ở những nơi trước đó nhu cầu chưa được đáp ứng.
Trong lĩnh vực của mình, Drucker luôn được đánh giá đi trước người khác hàng năm, thậm chí là nhiều thập kỉ. Cuốn sách “Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới” là cuốn sách đầu tiên xem xét vấn đề này một cách hệ thống và mới lạ.
Điều này không ngụ ý rằng bạn hãy vứt bỏ những cuốn sách bạn hiện có về lĩnh vực này đi, ngay cả khi bạn dễ dàng có được thành công nhờ tuân theo những lời khuyên của riêng cuốn sách này. Tác phẩm này sẽ mãi có sức hút bởi nó mang đến sự bừng tỉnh trong suy nghĩ của bạn về cách tạo ra giá trị mới.
Khởi nghiệp không phải là một môn khoa học và cũng không phải là một môn nghệ thuật. Lẽ đương nhiên, nó sẽ vẫn có một nền tảng lý thuyết nhất định – điều mà cuốn sách cố gắng trình bày một cách có hệ thống. Nhưng như các bộ môn ứng dụng khác, lý thuyết khởi nghiệp chỉ đóng vai trò là phương tiện nhằm phục vụ ứng dụng mà thôi. Việc áp dụng thực hành nghiệp vụ khởi nghiệp trong nhiều năm là điều không thể thiếu sau khi đọc Tinh Thần Doanh Nhân Khởi Nghiệp Và Sự Đổi Mới.
“Tác phẩm kinh điển của Drucker được coi là bước ngoặt quan trọng cho các chuyên gia điều hành quản lý” – Harvard Business School.
“Cuốn sách là cẩm nang phân tích hàng đầu về thực hành quản lý cũng như cấu trúc của các tổ chức kinh tế” – Business Week.
“Phải Đọc Nếu Bạn Quan Tâm Đến Khởi Nghiệp – Điểm nổi bật nhất của cuốn sách theo ý tôi là về các nguồn gốc nảy sinh ra các ý tưởng kinh doanh. Nó xóa tan đi ảo tưởng rằng một ý tưởng kinh doanh lớn có thể được hoạch định trước, thực tế là ý tưởng chủ yếu đến một cách hoàn toàn ngẫu nhiên từ các tình huống thực tiễn và rằng nhà khởi nghiệp là người nhanh chóng nhìn ra và thương mại hóa ý tưởng đó. Luận điểm này khuyến khích tinh thần “thử và sai” của những người khởi nghiệp: có thể chúng ta bắt đầu với ý tưởng này nhưng trong quá trình thực hiện, có những cái mới nảy sinh và làm tương lai ta thay đổi – theo hướng tốt hơn. Còn nhiều điều khác nữa, các bạn tự khám phá nhé” – Vũ Phi Long.
“Tinh Thần Khởi Nghiệp Của Cây Đại Thụ Drucker – Peter F. Drucker là một trong những cây đại thụ về ngành quản trị kinh doanh mà tôi rất kính trọng. Mặc dù cũng có những ý kiến của ông tôi không đồng tình nhưng những định hướng của ông cho những người khởi nghiệp kinh doanh là một nguồn kiến thức rất bổ ích và hữu dụng. Tất cả được ông truyền tải vào trong tác phẩm này. Thực hành trong thực tiễn là một cách tốt nhất để kiểm chứng sự hiệu quả của những kiến thức mình học được và Drucker đã cổ súy điều đó trong chính những trang sách mà ông đã viết. Đối với những doanh nhân khởi nghiệp, quyển sách này hoàn toàn có thể giúp ích cho họ” – Trương Văn Đức.