Cuốn sách “Luật của Warren Buffett” là tuyển tập những lá thư cùng những nguyên tắc nền tảng trong đầu tư của Warren Buffett, một trong những nhà tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản không ngừng tăng lên từng ngày.
Cuốn sách chứa đựng những kiến thức uyên tâm và tư duy của một nhà đầu tư thành công ngay cả khi bắt đầu bằng một nguồn vốn khiêm tốn. Những điều được chia sẻ trong cuốn “Luật của Warren Buffett” mang những giá trị vượt thời gian và không gian. Dù cho chàng thanh niên Buffett có khởi sự trong thời đại ngày nay, hẳn ông cũng có thể đạt được những thành quả to lớn như vậy.
Mỗi chương trong cuốn sách này đều được xây dựng xung quanh một ý tưởng hoặc chủ đề riêng biệt từ những bức thư và có một bố cục đơn giản, bắt đầu là một bản tóm tắt nhằm cung cấp một số thông tin nền. Đồng thời, tất cả các trích đoạn quan trọng từ những bức thư trong từng chủ đề đều sẽ được trình bày đầy đủ. Khi mà Warren Buffett chưa từng xuất bản một cuốn giáo trình nào về đầu tư, có thể xem những bức thư được tập hợp trong cuốn sách này là một khóa học từ nhà tỷ phú thành công người Mỹ.
Cuốn sách được chia làm ba phần:
– Phần một là những phân tích của Warren Buffett về động lực thúc đẩy và cách lựa chọn người phù hợp để quản lý tài sản cũng như nhà đầu tư nên phân tích và lựa chọn cổ phiếu như thế nào.
– Phần hai là những chia sẻ của Warren Buffett về ba phương pháp lựa chọn cổ phiếu chính mà ông áp dụng cho công ty của mình.
– Phần ba cũng là phần cuối cùng của cuốn sách, là những bài học trong việc tránh một số sai lầm phổ biến trong đầu tư, và tầm quan trọng của việc duy trì những khối đầu tư quý giá của bạn. Cuốn sách là một khóa học của nhà tỷ phú đại tài dành cho không chỉ những nhà đầu tư non trẻ mà kể cả những chuyên gia lão làng.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Phần 1
Chương 1: Định hướng
Chương 2: Lãi kép
Chương 3: Đầu tư theo chỉ số: Lý do để “không làm gì”
Chương 4: Đo lường: Chiến lược “không làm gì” so với chiến lược “có làm gì”
Chương 5: Công ty Hợp danh: Một cấu trúc thanh lịch
Phần 2:
Chương 6: Cổ phiếu Tổng quát
Chương 7: Cổ phiếu Tính toán
Chương 8: Cổ phiếu Kiểm soát
Chương 9: Dempster: Trò chơi chuyển đổi tài sản
Phần 3:
Chương 10: Thận trọng so với thông thường
Chương 11: Thuế
Chương 12: Quy mô so với thành tích
Chương 13: Đi nhanh hay đi chậm
Chương 14: Chia tay Lời kết: Hướng tới loại hình cao hơn
Phụ lục A: Thành tích đầu tư của công ty hợp danh Buffett
Phụ lục B: Thành tích đầu tư của công ty hợp danh Buffett so với các quỹ tín thác và quỹ tương hỗ hàng đầu Phụ lục C: Thành tích của quỹ Sequoia Phụ lục D: Dempster Mill
Thông tin tác giả:
Jeremy C. Miller là một nhà phân tích đầu tư cho công ty quỹ hàng đầu tại New York – Mutual Fund Company. Ông có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, cũng như từng làm việc ở các vị trí đặc biệt trong bộ máy Nghiên cứu và Bán hàng tại một số ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới.
“Dù là một triệu đô la, hay mười triệu đô la, thì tôi đều đầu tư toàn bộ. Lợi suất cao nhất mà tôi đạt được là trong những năm 1950. Tôi đã đánh bại chỉ số Dow. Các anh nên xem lại những con số hồi ấy. Nhưng khi đó tôi chỉ đầu tư nhỏ lẻ. Không có nhiều tiền là một lợi thế lớn về cơ cấu. Tôi nghĩ tôi có thể mang về cho các anh lợi suất 50% một năm trên một triệu đô la. Không, tôi biết tôi có thể làm được. Tôi bảo đảm.”
– WARREN BUFFETT, BUSINESSWEEK, 1999
Năm 1956, Warren Buffett làm việc tại New York với thầy dạy của mình, cũng là cha đẻ của đầu tư giá trị, Benjamin Graham. Khi Graham quyết định nghỉ hưu, ông ngỏ ý cho người học trò xuất sắc nhất của mình một phần vốn ở Công ty Hợp danh Graham-Newman, song chàng thanh niên Buffett 25 tuổi khi đó lại chọn phương án trở về quê nhà. Không lâu sau, theo yêu cầu của bốn thành viên trong gia đình và ba người bạn, một công ty hợp danh đầu tư mới – Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Buffett Associates – được thành lập. Tuy nhiên, trước khi nhận séc của họ, ông đề nghị họ tới ăn tối cùng ông tại Omaha Club. Tiền ăn chia đều cho tất cả.
Buổi tối hôm đó, Buffett đưa cho mỗi người một vài trang tài liệu pháp lý về thỏa thuận hợp danh chính thức và bảo họ không cần phải lo lắng quá nhiều về việc trong đó viết những gì, bởi sẽ không có bất ngờ nào cả. Buổi tụ họp nhằm bàn luận về một điều mà ông cho rằng quan trọng hơn nhiều, đó là Những Nguyên tắc Cơ Bản. Ông đã phô-tô bản danh sách nguyên tắc này thành nhiều bản và nói kỹ về từng mục. Buffett kiên quyết yêu cầu có quyền tự quyết hoàn toàn. Ông không có ý định nói về những gì mà Công ty Hợp danh này thực sự sẽ làm; ông đưa ra rất ít thông tin về cổ phần thực tế của mình. Ông nói với họ: “Những nguyên tắc cơ bản này là triết lý hành động. Nếu các vị đồng ý thì chúng ta hãy tiến hành. Còn nếu các vị không đồng ý thì tôi cũng thông cảm.”
Mời các bạn đón đọc Luật của Warren Buffett của tác giả Jeremy C. Miller.