Hiện nay hai sử gia nổi danh nhất thế giới là Toynbee (1889…) với bộ A Study of History (Khảo luận về Sử) và Will Durant với bộ The Story of Civilization (Lịch sử Văn minh). Toynbee là một sử triết gia, có phần sâu sắc hơn Durant, Durant cổ điển hơn, nhằm mục đích phổ biến hơn, như H.G. Wells, tác giả bộ Lịch sử Thế giới, nhưng công trình của ông lớn lao hơn của Wells nhiều, và mặc dầu tính cách khác nhau, đáng được đặt ngang hàng với công trình của Toynbee.
Viết sử thì không thể nào hoàn toàn khách quan được. Ta chỉ có thể đòi hỏi sử gia đừng có thành kiến và phải thận trọng thôi. Hai đức tính này, Will Durant đều có cả.
“Có lẽ bị phương Tây xâm lăng, cướp bóc một cách vô liêm sĩ, Ấn Độ để đáp lại, sẽ dạy cho chúng ta bài học khoan hồng cao thượng, dấu hiệu của một tâm hồn già dặn, dạy cho chúng ta có một tâm hồn thanh thản, thỏa mãn, để tiếp thu những ý mới, tha thứ cho hết thảy, sau cùng có một tấm lòng nhân từ yêu thương mọi sinh vật, chỉ tấm lòng đó mới đoàn kết mọi người với nhau được thôi” – Will Durant.
Một học giả phương Tây mà hiểu phương Đông như vậy, không phải là dễ kiếm.
Mục lục:
Tựa (của dịch giả)
Niên biểu lịch sử Ấn Độ
Chương I: Tổng quan về Ấn Độ
Chương II: Phật Thích Ca
Chương III: Từ Alexandre tới Aureng – Zeb
Chương IV: Đời sống dân chúng
Chương V: Thiên đường của thần linh
Chương VI: Đời sống tinh thần
Chương VII: Văn học Ấn Độ
Chương VIII: Nghệ thuật Ấn Độ
Chương IX: Ấn Độ và ki tô giáo