Dù đó là quyết định lựa chọn quần jeans, hãng hàng không, bác sỹ khám bệnh hay kế hoạch hưu trí, những quyết định hàng ngày của chúng ta – những quyết định từ nhỏ nhặt đến quan trọng như cân bằng nhu cầu cá nhân, gia đình và nghề nghiệp – đang ngày càng trở nên phức tạp hơn bởi sự thừa thãi của những lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt. Chúng ta giả định rằng nhiều lựa chọn hơn sẽ tốt hơn và giúp chúng ta thoả mãn hơn. Nhưng hãy xem chừng sự quá tải của những lựa chọn: nó có thể khiến cho bạn nghi vấn về những quyết định của bạn ngay cả khi bạn chưa thực hiện quyết định đó, khiến cho bạn có những kỳ vọng quá cao không có thực, và khiến cho bạn cứ trách móc chính mình cho mọi thất bại xảy ra.
Trong cuốn “Nghịch lý của sự lựa chọn” Swartz giải thích tại sao một điều gì đó quá tốt lại không tốt cho chúng ta về mặt tâm lý và cảm xúc. Tổng hợp những nghiên cứu mới nhất của khoa học xã hội, ông cho rằng loại bớt những lựa chọn có thể giúp giảm rất nhiều những căng thẳng, lo lắng và bận rộn trong cuộc sống. Với cách viết dễ hiểu, hấp dẫn và sống động với những giai thoại, ông đã đưa ra những hướng dẫn thực tiễn về cách thức hạn chế sự lựa chọn để dễ quản lý hơn, cách thức khép mình vào kỷ luật để chỉ tập trung vào những điều quan trọng và phớt lờ phần còn lại, và cách thức để hài lòng hơn với những lựa chọn của bạn.
“Thật xuất sắc… Những lập luận của Schwartz về mối tương quan giữa trạng thái cảm xúc và cái ông gọi là “sự chuyên chế của sự lựa chọn” thật hấp dẫn và những gợi ý của nó thì rất đáng quan tâm… Một cuốn sách sâu sắc” (Tạp chí Christian Science Monitor)
“Một cuốn sách đột phá và quyến rũ lý giải sự thừa thãi các lựa chọn có thể khiến cho người tiêu dùng bất mãn. Một cuốn sách phải đọc.” (Martin Seligman, tác giả cuốn Authentic Happiness)
“Nghịch lý của sự lựa chọn thật xác thực và hữu dụng. Cuốn sách có những lập luận vững chắc với những nghiên cứu đáng tin cậy” (Tờ New York Observer)
Mục lục
Lời nói đầu
Phần 1: Khi chúng ta lựa chọn
Chương 1: Hãy đi mua sắm
Chương 2: Sự lựa chọn mới
Phần 2: Chúng ta lựa chọn như thế nào
Chương 3: Quyết định và lựa chọn
Chương 4: Khi chỉ có cái tối ưu là đáng kể
Phần 3: Tại sao chúng ta đau khổ
Chương 5: Lựa chọn và hạnh phúc
Chương 6: Những cơ hội bỏ lỡ
Chương 7: “Giá mà…” Vấn đề của sự hối tiếc
Chương 8: Tại sao quyết định có thể gây thất vọng? Đó là vấn đề thuộc về tính thích nghi
Chương 9: Tại sao mọi thứ đều phải bị so sánh
Chương 10: Nguyên nhân do đâu? Lựa chọn, thất vọng và chán nản
Phần 4: Chúng ta có thể làm gì
Chương 11: Phải làm gì với lựa chọn