Lịch sử của nhân loại là lịch sử của những cuộc chiến tranh. Dù là một nước lớn như Trung Hoa hay một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam cũng không ngoài quy luật đó. Một điều đặc biệt giữa hai đất nước là những cuộc chiến tranh tưởng như không bao giờ dứt và binh pháp được đuc kết từ những cuốc hchiến đó và được nâng tầm thành nghệ thuật chiến tranh. Trong cuộc chiến ai nắm được và áp dụng hợp lý nghệ thuật chiến tranh sẽ giành được phần thắng. Ta có thể tìm thấy những bí ẩn của phép dụng binh của người xưa. Từ sách triệt lương phá đường đến đoạt thành chiếm đất. Từ cách trị quân đến cách cử tướng Từ nhứng mưu chước đánh vào lòng tướng địch đến những mưu chước làm tan nhuệ khí kẻ địch. Kể cả những “bí pháp” ngắm xem tượng trời, xem điềm lành, điềm dữ vốn là nỗi băn khoăn của bao nhiêu người làm tướng,,, Bộ “Thập nhị binh thư” gồm 9 bộ binh pháp của Trung Hoa và 3 bộ binh pháp của Việt Nam gồm Lục thao, Tam lược của Thái Công Khương Tử Nha, Tư Mã binh pháp của Tư Mã Điền Nhương Tư, Tôn Tử binh pháp của Tôn Vũ Tử, Ngô Tử binh pháp của Ngô Khởi, Uất Liễu tử của Uất Liễu, Tố thư của Hoàng Thạch Công, Binh pháp Khổng Minh của Vũ Hầu Gia Cát Lượng, Đường Thái Tông – Lý Vệ Công vấn đối của Vệ Công Lý Tĩnh, Binh thư yếu kược của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Binh thư yếu lược (tu chỉnh) và Hổ trướng khu cơ của Lộc Khê Hầ Đào Duy Từ.
Thời nay binh pháp không chỉ còn mang một ý nghĩa thuần túy về quân sự nữa mà lặng lẽ đi vào đời sống thành lối đối nhân xử thế, thành nghệ thuật sống, nghệ thuật của người lãnh đạo và thừa hành vì vậy nghiên cứu về binh pháp sẽ còn rất nhiều bổ ích đối với cuộc sống hiện đại.